Nên bọc răng hàm bị sâu không, chi phí là bao nhiêu?

Có nên bọc răng hàm hay không

Do thói quen ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn chứa tinh bột, tình trạng răng hàm bị sâu khá phổ biến hiện nay. Bài viết sau đây sẽ thông tin tới bạn các giải pháp điều trị, bao gồm bọc răng hàm bằng răng sứ hoặc trám răng, chi phí cho từng giải pháp. 

Bọc răng hàm là gì? Khi nào nên thực hiện?

Kỹ thuật nha khoa bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng hiện đại được nhiều người ưa thích. Bọc răng sứ là dùng một mão răng toàn sứ hoặc sứ đắp trên khung kim loại, chụp lên răng gốc đã được mài nhỏ. 

Răng cửa, răng hàm hay bất cứ vị trí răng nào đều có thể bọc sứ.

rang-su-tham-my-nha-khoa-chingo

Răng sứ vừa giúp bảo vệ răng vừa nâng cao tính thẩm mỹ

Tác dụng của bọc răng sứ là nâng cao tính thẩm mỹ của răng và giúp bảo vệ răng thật bên trong, tránh những tác động của các bệnh lý răng miệng khác. 

Đối với răng hàm bị sâu, bác sĩ có thể chỉ định bọc răng sứ bởi vì lớp mão sứ có thể bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Khi nào nên bọc răng hàm bị sâu?

Răng hàm bị sâu có thể bọc răng sứ hay không là câu hỏi của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, để giải đáp câu hỏi này còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề.

  • Sâu răng mức độ nhẹ: Nếu răng sâu nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ cần trám răng, không cần bọc.
  • Nếu răng sâu nặng thì cần chữa tủy, trám lại răng. Lúc này răng rất yếu, giòn và dễ vỡ. Các bác sĩ điều trị sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để bảo vệ răng, đồng thời kéo dài tuổi thọ của răng. .
  • Nếu răng sâu rất nặng, không thể bảo tồn: Bác sĩ có thể yêu cầu nhổ răng, rồi phục hình bằng cách cấy ghép Implant hoặc bắc cầu răng sứ.

Để biết được tình trạng sâu răng của mình có phù hợp với phương pháp bọc răng sứ hay trám răng bạn nên trực tiếp đến thăm khám tại Nha khoa uy tín.

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, sử dụng thiết bị để kiểm tra mức độ răng sâu của bạn như thế nào, từ đó đưa ra giải đáp có nên bọc răng sứ hay không.

KH-lam-dich-vu-tham-my-rang-tai-chingo

Bác sĩ khám và tư vấn cho bệnh nhân tại Chingo Dental

Để bọc răng sứ, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng mão răng toàn sứ, mão răng cốt kim loại phủ sứ, hoặc mão răng hoàn toàn bằng kim loại.

Mão răng toàn sứ có giá cao hơn so với các chất liệu còn lại nhưng độ bền và tính thẩm mỹ tối ưu, được nhiều khách hàng lựa chọn. 

Trám răng hàm là gì, ưu – nhược điểm ra sao?

Kỹ thuật nha khoa trám răng

Trám răng là một thủ thuật nha khoa được sử dụng từ khá lâu. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng những loại vật liệu nha khoa chuyên dụng như: Amalgam, Composite… để đắp một phần hoặc toàn phần vào vùng răng bị sâu. 

Trám răng giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng tái phát. Trám răng cũng là giải pháp rất nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian và gây khó chịu cho khách hàng.

Hiện nay, vật liệu để trám răng sâu phổ biến là Composite. Composite có màu rất giống với răng thật nên khó phát hiện. Miếng trám lại chắc chắn, không dễ bong tróc, cũng không ảnh hưởng đến cấu tạo của răng như các loại vật liệu khác.

Trong khi đó Amalgam có khả năng làm đen răng và có thể gây dị ứng với khoang miệng nên ít được sử dụng hơn.

Ưu – nhược điểm của việc trám răng hàm bị sâu

Bản chất của việc trám răng hàm là tạo ra một lớp bảo vệ để ngăn ngừa sâu răng tấn công vào tủy, làm răng đau đớn và yếu, rụng.

Bên cạnh ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, giá thành rẻ, trám răng lại có nhiều nhược điểm.

Điểm dễ nhận thấy nhất là miếng trám không bền. Chỉ một thời gian ngắn sau khi trám, miếng trám sẽ bị bong hoặc bị bung ra khỏi vị trí trám do va chạm, do lực nhai tác động hoặc axit từ thực phẩm… Khi đó vi khuẩn tấn công vào các lỗ sâu cũ, tiếp tục gây bệnh cho răng. 

Chính vì những nhược điểm trên khiến trám răng không phải là phương pháp tốt nhất để chấm dứt sâu răng.

tam-rang-nha-khoa-chingo

Trám răng hàm dễ thực hiện tuy nhiên không bền

Chi phí bọc răng hàm 

Răng hàm là các răng từ số 4 đến số 8, ở 2 bên phải – trái của hai hàm răng. Đây là vị trí răng quan trọng, do đảm nhận chính chức  năng ăn nhai. Đặc biệt, răng hàm có vô số dây thần kinh nên việc can thiệp nha khoa vào răng hàm dễ gây đau, ê buốt. 

Răng hàm cũng rất dễ bị sâu vì ở vị trí bên trong, khó vệ sinh hơn răng cửa.

Chính vì vậy, khi điều trị răng hàm bị sâu, khách hàng cần lưu ý lựa chọn cơ sở nha khoa an toàn, đảm bảo chất lượng.

Một số khách hàng băn khoăn chi phí bọc răng hàm ra sao có thể coi là hợp lý. Theo tư vấn từ nha sĩ tại Chingo Dental, có một số yếu tố ảnh hưởng đến giá bọc răng hàm như sau:

  • Chất liệu bọc răng: Hiện nay có rất nhiều chất liệu dành cho bọc răng hàm. Với chất liệu kim loại, giá bọc răng thấp hơn. Tuy nhiên nhược điểm là các chất liệu kim loại có thể gây kích ứng với một số người.

Với mão răng toàn sứ, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về tính tương thích sinh học, an toàn cũng như thẩm mỹ. Giá răng sứ cũng tương đối đa dạng. Bọc răng sứ tầm trung ở mức 1,5 – 2 triệu/ răng. Trong khi đó, giá răng sứ cao cấp là 16 – 18 triệu/răng.

  • Số lượng răng hàm cần bọc sứ: Tùy vào số lượng răng bị sâu cần bọc mà giá thành một ca bọc răng hàm có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu.
  • Các dịch vụ nha khoa cần thực hiện: Bọc răng sứ chỉ là một công đoạn trong toàn bộ quá trình điều trị răng hàm sâu. Vì thế tùy theo việc có cần thực hiện các công đoạn khác không (điều trị tủy, điều trị viêm lợi, trám răng…) mà giá thành một ca điều trị có thể thay đổi.
bọc răng hàm

Bọc răng hàm bằng răng sứ toàn phần

Các lưu ý khi bọc răng hàm

Răng sâu là tình trạng vô cùng khó chịu, nhất là khi bị sâu răng hàm. Các “chiến binh” răng hàm đóng vai trò quan trọng trong nghiền, nhai thức ăn cũng như cảm nhận vị ngon của thực phẩm. Vì vậy, hãy dành sự quan tâm đặc biệt cho việc chăm sóc răng hàm. 

Khi điều trị xong răng hàm bị sâu, khách hàng thường có xu hướng sẽ bọc sứ để bảo vệ tốt nhất. Bọc răng hàm là giải pháp an toàn, hiệu quả. Mão răng sứ được chế tạo the đúng khuôn hàm của khách, nên hoàn toàn trùm khít phần chân răng còn lại. Mão răng giống như một lớp áo bảo vệ cho răng gốc.

Tiếp đó, sau khi bọc sứ bạn cần tiếp tục chăm sóc răng. Thực hiện đầy đủ các lưu ý sau bạn có thể giữ răng sứ bền vững lâu dài:

  • Tránh ăn thức ăn quá dai, cứng làm ảnh hưởng đến mão răng sứ
  • Thay thế kẹo bánh, các đồ uống có đường bằng hoa quả, rau củ.
  • Không sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá gây tái phát sâu răng.
  • Vệ sinh sạch sẽ bằng cách đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
  • Đến gặp nha sĩ kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để được thăm khám, phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, với trẻ nhỏ hay người già, khi men răng tương đối kém, việc thăm khám thường xuyên rất cần thiết.
  • Điều trị càng sớm càng tốt tình trạng sâu răng hàm. Khi thấy các vết đen trên răng hàm bạn nên đến ngay nha sĩ để kiếm tra. Tránh để tình trạng sâu răng nặng khi vi khuẩn tấn công, khoét thành lỗ trên răng. Khi đó việc điều trị sâu răng sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc bọc răng hàm, hoặc nếu bạn muốn đặt lịch tư vấn.

  • CS1: Số 560 Đường Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 09780.09780 – 0901.058.558

  • CS2: Số 22 Đường Lê Hồng Phong, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Hotline: 0916.01.9696 – 09.31.32.66.22

Bài viết nổi bật

Sorry. No data so far.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *