Vệ sinh răng miệng là một thói quen không thể thiếu trong đời sống thường nhật của mỗi người. Tuy nhiên vệ sinh răng miệng làm sao cho đúng cách là điều mà không phải ai cũng biết. Ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng đều đặn mỗi ngày thì các bệnh lý vẫn có thể xuất hiện gây tổn hại trầm trọng đến sức khỏe nha khoa cũng như tạo ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Vậy vệ sinh răng miệng sai cách có thể tiềm ẩn những nguy cơ nào – bài viết dưới đây của Chingo Dental sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc!
1. Điểm tên những thói quen vệ sinh răng miệng sai cách.
1.1. Chải răng với lực quá mạnh
Chải răng quá mạnh sẽ giúp “đánh bay” toàn bộ vi khuẩn gây hại và mảng bám tồn tại trên bề mặt răng? Nếu như bạn vẫn đang giữ suy nghĩ và thói quen này thì thực tế các nghiên cứu chỉ ra rằng, đây là một thói quen vệ sinh răng miệng hoàn toàn sai lầm và gây ra tác dụng ngược lại cho sức khỏe răng miệng.
Chải răng quá mạnh sẽ gây hại trực tiếp đến nướu
Bởi việc chà răng quá mạnh có thể làm hại trực tiếp đến nướu, dẫn tới gây tổn thương cho chân răng. Duy trì thói quen này lâu ngày sẽ làm mòn lớp men răng, khiến răng suy yếu, dễ ê buốt và dễ nhiễm màu hơn.
1.2.Đánh răng quá nhiều lần trong 1 ngày
Chuyên gia Nha khoa tại Chingo Dental cho biết, việc đánh răng 2 lần mỗi ngày và sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng,… để làm sạch các mảng bám và thức ăn thừa tồn đọng sau khi ăn uống được coi là giải pháp vệ sinh răng miệng hoàn hảo và chính xác nhất. Thực tế, việc đánh răng quá nhiều lần trong ngày là việc hoàn toàn không cần thiết, thậm chí điều này còn có thể gây tổn thương cho men răng.
Để làm sạch khoang miệng sau khi ăn uống xong, bạn nên dùng chỉ nha khoa, tăm nước để vệ sinh hoặc súc miệng bằng nước sạch/ nước muối sinh lý thay vì lựa chọn biện pháp đánh răng.
1.3. Đánh răng quá nhanh cũng như quá lâu
Nên đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần kéo dài 2-3 phút
Bạn có thể thầm nghĩ về lời 1 bài hát hay 1 câu chuyện vui nào đó, rồi nhìn đồng hồ bấm giờ trong lúc đánh răng để ước lượng thời gian chải răng vừa đủ. Nha sĩ tại Nha khoa Chingo khuyên bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/1 ngày và mỗi lần kéo dài khoảng 2-3 phút để răng miệng luôn đảm bảo sạch sẽ.
Việc vệ sinh răng miệng quá nhanh sẽ khiến cho các mảng bám tồn đọng tại bề mặt răng và môi trường khoang miệng có thể chưa được “xử lý” sạch sẽ. Ngược lại việc đánh răng quá lâu, nếu như duy trì lâu dài sẽ khiến men cho răng bị mòn, gây tổn hại cho lợi.
1.4. Đánh răng ngay sau khi ăn xong
Nhiều người vẫn thường giữ thói quen ngay sau khi ăn uống xong sẽ đánh răng luôn. Thực chất đây lại chính là thói quen vệ sinh răng miệng đầy sai lầm dẫn đến hiện tượng mài mòn men răng. Bởi khi vừa ăn xong, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ có tác dụng làm mềm men răng. Vậy nên nếu chải răng ngay lúc này sẽ làm răng bị tổn thương và suy yếu.
Các nha sĩ tại Nha khoa Chingo khuyên bạn, chỉ nên chải răng sau ít nhất 30 phút kể từ khi ăn xong.
1.5. Sử dụng bàn chải lông cứng
Khi bạn lựa chọn loại bàn chải để sử dụng, hãy lưu ý cần chú trọng đến độ mềm của lông bàn chải nhé! Bởi khi chải răng bằng một bàn chải quá cứng sẽ dễ gây ra tổn thương cho mô mềm quanh răng. Việc vệ sinh bằng bàn chải có lông mềm mại sẽ giúp bảo vệ nướu và men răng tốt hơn. Độ mềm của loại bàn chải này sẽ giúp loại bỏ tốt nhất các mảng bám thức ăn còn tồn đọng tại kẽ răng – việc mà bàn chải lông cứng khó có thể làm được.
Bàn chải lông cứng gây tổn thương đến mô mềm quanh răng
Thực tế, bàn chải lông mềm sẽ không bền bằng bàn chải lông cứng, lông của loại bàn chải này chắc chắn sẽ nhanh sờn hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia Nha khoa tại Chingo thì đây lại có thể được coi là 1 điều tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn. Bởi việc bàn chải nhanh hỏng hơn sẽ giúp bạn ghi nhớ việc cần thay bàn chải mới theo định kỳ 3 tháng/1 lần nhằm mục đích loại bỏ các vi khuẩn tồn đọng trên bàn chải trong quá trình sử dụng. Có thể nói, những chiếc bàn chải lông mềm được coi như 1 tín hiệu nhắc nhở bạn cần thay bàn chải mới theo định kỳ.
Đặc biệt, sử dụng bàn chải lông mềm chắc chắn cũng sẽ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn cho người dùng.
1.6. Không thay bàn chải theo định kỳ
Thường thì sau khi dùng bàn chải quá 3 tháng, chúng ta sẽ thấy hiện tượng lông bàn chải bị sờn và không thể làm sạch tối ưu mảng bám trên bề mặt răng nữa. Bên cạnh đó, theo thời gian sử dụng, lông bàn chải cũng sẽ tích tụ các loại vi khuẩn gây hại. Về lâu dài, việc không thay bàn chải đều đặn sẽ có thể tiến triển thành các bệnh lý về nha chu. Vậy nên bạn cần thay bàn chải đánh răng theo đúng định kỳ 3 tháng/1 lần để bảo vệ răng luôn khoẻ mạnh.
1.7. Bỏ qua việc vệ sinh lưỡi và nướu khi đánh răng
Lưỡi và nướu được coi là những khu vực tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại
Không chỉ bề mặt răng mà lưỡi và nướu cũng là những khu vực tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có hại. Mảng bám thực phẩm và những phần tử nhỏ có thể dễ dàng mắc lại trên bề mặt lưỡi và nướu sau quá trình ăn uống. Việc không vệ sinh lưỡi và nướu đồng thời với chải răng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc các vấn đề răng miệng.
Vì vậy để nướu răng luôn trong tình trạng khỏe mạnh, bạn có thể mát xa nướu nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm hoặc bằng đầu ngón tay (lưu ý, cần cần vệ sinh bàn chải và tay sạch sẽ khi thực hiện nhé!).
Nếu nướu có hiện tượng chảy máu hoặc lưỡi gặp phải những biểu hiện bất thường, hãy tới ngay nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
1.8. Không súc miệng ngay sau khi đánh răng xong
Thói quen sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng của nhiều người đó chính là không súc miệng khi kết thúc quá trình chải răng. Nhiều người cho rằng, chỉ cần nhổ bỏ bọt kem đánh răng là đã hoàn tất quá trình đánh răng. Thực tế, nếu chỉ nhổ bọt kem đi mà không súc miệng thì sẽ không thể nào làm sạch hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn tồn tại trong môi trường khoang miệng.
1.9. Không đến Nha khoa chăm sóc sức khỏe răng miệng theo định kỳ
Đến Nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Trong quá trình ăn uống, nước bọt và vi khuẩn do thức ăn còn tồn đọng lại sẽ tích tụ trên bề mặt răng tạo thành 1 lớp vôi. Lớp vôi này sẽ có màu vàng nâu. Việc vệ sinh răng miệng thông thường sẽ không thể nào làm sạch hoàn toàn lớp vôi “cứng đầu” này. Vì vậy, nếu không đến Nha khoa theo định kỳ để được các Nha sĩ chăm sóc và vệ sinh răng miệng thì rất có thể, vôi răng cùng các mảng bám tích tụ sẽ tạo cơ sở để xảy ra hiện tượng viêm nướu, phát triển thành viêm nha chu và thậm chí còn có nguy cơ làm mất răng.
Chuyên gia Nha khoa tại Chingo Dental khuyên bạn nên khám răng theo định kỳ tối thiểu là 6 tháng/ 1 lần.
1.10. Chưa vệ sinh bàn chải đúng cách
Đa phần, mọi người thường chỉ vệ sinh bàn chải sơ qua bằng nước lã sau khi đánh răng xong. Điều đó vô tình khiến cho các vi khuẩn gây hại còn tồn đọng trên bàn chải có cơ hội sinh sôi phát triển.
Để vệ sinh bàn chải đánh răng đúng cách, bạn cần ngâm đầu bàn chải vào dung dịch nước súc miệng trong khoảng 20 phút. Và lưu ý, nên để bàn chải ở một vị trí riêng, tuyệt đối không nên để chung một chỗ với bàn chải của các thành viên khác trong gia đình nhé!
2. Điểm danh những tác hại khôn lường do vệ sinh răng miệng sai cách gây ra.
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh lý về răng miệng cao nhất thế giới với con số lên tới trên 90% dân số. Tình trạng này xảy ra phần lớn là do phương pháp vệ sinh răng miệng của chúng ta còn chưa đúng cách, cụ thể là các lỗi cơ bản vừa được liệt kê bên trên. Dưới đây, Nha khoa Chingo sẽ điểm danh những tác hại khôn lường do việc vệ sinh răng miệng sai cách gây ra:
2.1. Nguy cơ cao dẫn đến các bệnh lý nha khoa: viêm nướu, viêm nha chu, mất răng,…
Trong quá trình ăn uống, các mảng bám sẽ tích tụ trên bề mặt răng và vùng khoang miệng. Về lâu dài, những mảng bám “cứng đầu” ấy trở thành lớp vôi răng mà bằng phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường không thể loại bỏ được. Lớp vôi răng quá dày sẽ gây ra tình trạng viêm nướu, sâu răng, nặng hơn có thể gây viêm tủy răng, viêm nha chu. Nếu tình trạng trên kéo dài và không được Nha sĩ can thiệp khắc phục kịp thời, phần khung xương nâng đỡ răng sẽ trở nên yếu dần dẫn tới việc tiêu xương răng, khiến chân răng lung lay và tạo nguy cơ mất răng từ đó.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều đau đớn, bất tiện trong quá trình chúng ta sinh hoạt.
2.2. Gây ra tình trạng hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng phổ biến khi vệ sinh răng miệng sai cách
Hôi miệng là tình trạng vô cùng phổ biến và thường gặp ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ. Các mảng bám thức ăn thừa còn tồn đọng trên răng do quá trình vệ sinh không kỹ có thể gây ra mùi hôi khó chịu. Điều này không chỉ làm bạn mất đi tự tin trong giao tiếp mà còn trực tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống.
2.3. Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động não bộ và trí nhớ
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, căn bệnh viêm nướu do vệ sinh răng miệng không đúng cách có liên quan trực tiếp đến căn bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Mối liên hệ này bắt nguồn từ tình trạng viêm nhiễm trong nướu khi tiết ra các chất gây viêm sẽ có thể tạo ra tình trạng sưng não, hủy hoại các tế bào não. Từ đây dẫn đến việc suy giảm trí nhớ. Cũng theo một nghiên cứu khoa học cho biết, não bộ của các bệnh nhân Alzheimer thường chứa nhiều vi khuẩn liên quan đến viêm nướu răng.
2.4. Tiềm tàng nguy cơ viêm phổi
Vi khuẩn tồn đọng trong môi trường khoang miệng sẽ di chuyển khắp cơ thể khi chúng ta ăn nhai và trong quá trình hô hấp mỗi ngày.
Nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra khi vi khuẩn đi từ khoang miệng vào trong phổi. Khi này, chúng sẽ tấn công trực tiếp trong môi trường phổi, gây nguy hiểm cho sức khỏe đường hô hấp của chúng ta.
2.5. Làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tim, thậm chí có thể gây đột tử
Người bị viêm nha chu có nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ
Theo một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu. Trong vi khuẩn này có chứa chất đạm vón cục gây xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, gây ra đột quỵ. Bên cạnh đó, việc tắc nghẽn mạch máu sẽ làm rối loạn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động tim mạch.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người mắc các bệnh lý về răng miệng thường sẽ gặp nguy cơ về bệnh tim mạch và đột quỵ phổ biến hơn những người bình thường.
2.6. Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư
Vệ sinh răng miệng sai cách khiến cho nguy cơ ung thư miệng tăng cao, đây hoàn toàn là điều đã được khoa học chứng minh qua thực tế. Vì viêm lợi được coi là nguyên nhân tác động trực tiếp dẫn đến bệnh ung thư miệng.
Theo một nghiên cứu gần đây, đã có không ít trường hợp mắc ung thư miệng do viêm lợi. Trong số đó, đã có nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do không có biện pháp điều trị kịp thời. Có thể nói, viêm nướu gây hại khôn lường tới sức khỏe con người. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này chính là do cách chăm sóc răng miệng kém.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nam giới khi bị viêm nướu sẽ dễ gặp phải các căn bệnh nguy hiểm như ung thư máu, ung thư tuyến tụy, ung thư thận.
2.7. Dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường
Tiểu đường và viêm nướu được coi là 2 căn bệnh có mối liên hệ liên quan 2 chiều. Người bị tiểu đường rất dễ bị viêm nha chu do sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm khuẩn. Ngược lại, viêm nướu sẽ làm suy yếu chức năng điều chỉnh lượng đường trong máu khiến lượng đường trong máu có nguy cơ tăng cao hơn. Từ đó có thể thấy, viêm nướu sẽ khiến cho căn bệnh tiểu đường có nguy cơ trở nặng hơn.
2.8. Gây biến chứng xấu trong quá trình thai kỳ
Thai phụ có nguy cơ sinh non khi bị mắc bệnh lý về răng miệng
Trong thời gian có thai, nội tiết tố ở phụ nữ sẽ suy giảm, do đó hệ miễn dịch cũng sẽ suy giảm theo. Nếu như không vệ sinh răng miệng đúng cách thì các bệnh lý về răng sẽ có nguy cơ tăng cao trong thời gian thai kỳ. Các vi khuẩn ẩn dưới nướu răng sẽ tạo ra một số chất gây nên tình trạng co thắt tử cung, ảnh hưởng đến thời gian sinh sản của thai phụ, dẫn tới tình trạng sinh non, thai nhi nhẹ cân,…
2.9. Mầm mống của căn bệnh vôi hóa tuyến nước bọt
Vôi hóa tuyến nước bọt được coi là căn bệnh sinh ra trong môi trường khoang miệng, rất dễ phát hiện song lại thường bị mọi người bỏ qua do suy nghĩ coi nhẹ. Vôi hóa tuyến nước bọt sinh ra do vệ sinh răng miệng kém, dẫn đến canxi chứa trong nước bọt tồn đọng xung quanh khối viêm nhiễm, lâu dài sẽ tạo thành sỏi. Quá trình ăn nhai từ đó sẽ bị cản trở, ngăn cản do sự xuất hiện của viên sỏi này. Sỏi sẽ khiến tuyến nước bọt trở nên kích thích và sưng phồng lên khi ăn nhai.
Sỏi tắc nghẽn lâu ngày gây ra tình trạng sưng tấy, đau, nóng tại vị trí hàm. Thậm chí khi biến chứng nặng còn gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh như gây liệt cơ mặt.
3. Hãy điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng để bảo vệ an toàn cho sức khỏe nha khoa!
Vệ sinh răng miệng – thói quen tưởng chừng dễ nhưng lại khó đến không tưởng
Thói quen vệ sinh răng miệng – một việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản; song nếu không được chú trọng, chỉ làm qua loa cho có thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Từ đó, có thể thấy việc vệ sinh răng miệng đúng cách là điều hoàn toàn cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản thân bạn.
Hãy ghi nhớ một số thói quen vệ sinh răng miệng sau đây để tự bảo vệ sức khỏe nha khoa lẫn sức khỏe toàn diện của chính bản thân bạn:
- Chú ý đánh răng đều đặn, sạch sẽ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng tầm 1 phút bằng bàn chải lông mềm.
- Vệ sinh răng miệng bằng các dụng cụ Nha khoa chuyên dụng/nước súc miệng sau khi ăn xong để loại bỏ các mảng bám thức ăn còn tồn động.
- Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa thành phần Flour vừa đủ (500 đến 1500 ppm)
- Cần tuân thủ lịch trình thăm khám răng với Nha khoa theo định kỳ,…
- Ngoài ra, cần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các món ăn giàu các chất can-xi, Vitamin D, photphat,… có trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cua, cá, phomai, táo, cam, các loại hạt, sigum không đường chứa xylitol,…
Mong rằng bài viết của Chingo Dental có thể giúp bạn hiểu rõ những nguy hiểm khi vệ sinh răng miệng sai cách để từ đó có phương pháp vệ sinh, bảo vệ răng miệng thật phù hợp!