Răng là bộ phận quan trọng của con người, có vai trò trong việc duy trì thẩm mỹ cho khuôn mặt, cũng như thực hiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được về cấu tạo của răng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Chingo Dental tìm hiểu chi tiết cấu tạo và chức năng chính của răng nhé.
1. Cấu tạo răng
Phụ thuộc vào di truyền của mỗi người mà răng có màu trắng sữa hoặc màu vàng nhạt. Hầu hết răng đều khỏe mạnh, cứng chắc nhằm đảm bảo nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn.
Ảnh 1: Cấu tạo hoàn chỉnh của một chiếc răng ( nguồn: Internet)
1.1. Men răng
Được biết đến là một lớp vô cùng cứng bao bọc bên ngoài, dày khoảng 1-2mm có màu sáng, trơn láng, hơi trong. Men răng là thành phần chịu lực trong chức năng ăn nhai và là yếu tố tạo màu răng.
1.2. Ngà răng
Nằm dưới lớp men, là một lớp cứng và dày tạo nên hình dáng chính của răng. Ngoài ra, trong ngà răng còn có nhiều ống ngà nhỏ chứa các tế bào ngà, mang đến cho răng cảm giác khi ăn những thức ăn chua, ngọt, cay, nóng hay lạnh.
1.3. Tuỷ răng
Đây là phần trung tâm của răng, chứa đựng mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Tủy răng là một mô sống gồm hai phần đó là: tuỷ thân răng (buồng tủy) và tuỷ chân răng.
1.4. Chóp chân răng
Là phần tận cùng của chân răng, chứa các mạch máu và thần kinh đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tủy răng. Và là phần phát triển sau cùng của một răng. Đây cũng là nơi nhiễm trùng đầu tiên khi răng bị tổn thương.
1.5. Hố rãnh
Chính là vùng cấu tạo hình thành các hỗ rãnh chữ V ở trên mặt nhai của răng. Vùng hố rãnh giúp tạo nên sự ăn khớp giữa hai hàm làm tăng hiệu quả nhai. Đây cũng là nơi dễ khiến thức ăn bị nhồi nhét, khả năng răng bị sâu cao.
1.6. Xương
Được gắn vào xương nhờ hệ thống các dây chằng nha chu. Và phần chân răng nằm trong xương hàm.
1.7. Dây chằng nha chu
Được tạo ra từ rất nhiều sợ nhỏ xen kẽ nhau. Có nhiệm vụ giữ răng hàm nằm đúng vị trí trong xương. Đây cũng là vùng rất có khả năng bị phá hủy trong bệnh lý nha chu khiến răng bị lung lay và hậu quả là tiêu xương.
1.8. Nướu
Là phần mô mềm bao quanh xương ổ răng, nếu nướu khỏe mạnh sẽ có màu hồng cam, chắc. Còn ngược lại nếu nướu viêm sẽ đỏ, bị bở và khi chảy răng dễ chảy máu.
2. Chức năng chính của răng
Hàm răng của mỗi người đều đảm nhận 3 chức năng chính: Ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ gương mặt.
2.1. Chức năng ăn nhai
Chức năng ăn nhai là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của mỗi hàm răng. Răng có nhiệm vụ cắt nhỏ thức ăn, kết hợp với lưỡi giúp nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào hệ tiêu hóa bên trong cơ thể.
Các nhóm răng có chức năng cụ thể như sau:
- Răng cửa: để cắn thức ăn
- Răng nanh: để xé thức ăn
- Răng hàm : để nghiền nát thức ăn.
- Chức năng ăn nhai hầu như không xuất hiện ở nhóm răng khôn.
Ảnh 2: Ăn nhai là chức năng quan trọng nhất của răng (nguồn: Internet)
Nếu răng khôn của bạn không mọc theo chiều thẳng đứng, mọc vuông góc hoặc mọc ngầm gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh, bạn nên nhổ răng khôn theo chỉ định của bác sĩ.
2.2. Chức năng phát âm
Cùng với lưỡi, hàm răng cũng tham gia vào khả năng phát âm của một người. Nếu hàm răng đầy đủ sẽ giúp cho quá trình phát âm tròn, rõ chữ hơn.
Với những trường hợp răng cửa mất, việc nói ngọng và phát âm không được chính xác sẽ thường xuyên xảy ra, khó phát âm chuẩn nhất là trong quá trình học ngoại ngữ.
Ngoài ra, nếu các răng khác bị mất sẽ tạo khoảng trống, không phát âm được, phát âm sẽ lơ lớ hoặc nói ngọng.
Với trường hợp răng thưa, răng lệch lạc, lúc này luồng hơi từ trong miệng đẩy ra ngoài sẽ không đều, âm phát ra không chuẩn.
Ảnh 3: Răng ảnh hưởng lớn tới việc phát âm của mỗi người (nguồn: Internet)
2.3. Chức năng thẩm mỹ
Ảnh 4: Nụ cười đẹp chính là chìa khóa tạo nên thành công (nguồn: Internet)
Thẩm mỹ của hàm răng là xu hướng tất yếu của hiện tại và trong tương lai. Một hàm răng đều, đẹp và khỏe mạnh sẽ góp phần làm cân đối khuôn miệng, tạo điểm nhấn bằng nụ cười rạng ngời hơn, giúp ngũ quan hài hòa.
Nếu như sở hữu hàm răng lệch lạc, thưa, hô móm, bạn nên khắc phục bằng các phương pháp chỉnh nha, bọc sứ để tránh ảnh hưởng đến đường nét của khuôn mặt cũng nâng cao sự tự tin của mỗi người.
Yếu tố thẩm mỹ là một trong những tiêu chí để đánh giá sức khỏe cho hàm răng của bạn.
3. Vì sao chúng ta cần phải có kiến thức về cấu tạo răng?
Việc tìm hiểu cấu tạo răng sẽ giúp bạn ý thức được tầm quan trọng của răng trong sinh hoạt. Từ đó biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt hơn, hạn chế những thói quen xấu như sử dụng đồ ăn, uống quá nóng hoặc lạnh, thực phẩm cứng, khó nhai,…..
Khi đã nắm rõ các kiến thức về răng, bạn sẽ sớm phát hiện và nhanh chóng có biện pháp can thiệp để bảo vệ răng miệng cũng như cải thiện chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của răng.
Ảnh 5: Nắm rõ các kiến thức về răng sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng khắc phục, không gây ảnh hưởng đến ăn nhai và giá trị thẩm mỹ (nguồn: Internet)
Hi vọng với những thông tin mà Chingo Dental chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được cấu tạo răng cũng như chức năng của nó.
Nếu bạn muốn biết tình trạng, cấu tạo răng, hình dạng của răng cũng như các vấn đề liên quan đến răng miệng của mình, hãy liên hệ ngay tới Chingo Dental để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể nhé.
NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ – CHINGO DENTAL
CS1: Số 558, Đường Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 09780.09780 – 0901.058.558
CS2: Số 22, Đường Lê Hồng Phong, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Hotline: 0916.01.9696 – 09.31.32.66.22
Giờ mở cửa: 8h – 21h Tất cả các ngày trong tuần ( T2 – CN)