Giải đáp thắc mắc có nên nhổ răng khôn hay không?

Nhiều người bắt đầu mọc răng khôn ở phía trong cùng của hàm ở độ tuổi trưởng thành. Răng khôn này không có chức năng cụ thể mà còn mang lại nhiều phiền toái cũng như mang đến một số triệu chứng khó chịu như: sốt, sưng nướu, đau đớn nên nhiều người chỉ muốn nhanh chóng nhổ bỏ răng này đi. Vậy có nên nhổ răng khôn không?hãy cùng tìm hiểu thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Định nghĩa răng khôn là gì?

Răng khôn thực chất là tên gọi để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm còn được gọi răng số 8. Khi răng khôn xuất hiện đi kèm với các triệu chứng như sưng tấy, đau nhức ở phần nướu mọc răng khôn. Thông thường thì răng khôn sẽ mọc trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi nhưng không phải ai cũng mọc răng khôn.

Insert Image

Vị trí mọc răng khôn

Răng khôn gây ra những biến chứng gì?

Răng khôn mọc sau cùng trên cung hàm nên không có đủ chỗ để nó mọc lên, chính vì thế mà khi răng mọc sẽ để lại một số biến chứng như: mọc ngầm, mọc lệch, … Cụ thể một số biến chứng có thể xảy ra như:

1. Làm sâu răng bên cạnh

Răng khôn xuất hiện sẽ bị mọc lệch, nghiêng và tựa vào răng kế bên khiến thức ăn bị kẹt, nên việc vệ sinh khó khăn, gây viêm nhiễm. Từ đó sẽ khiến chiếc răng này cung như răng bên cạnh bị sâu. Quá trình này có thể kéo dài trong suốt một thời gian dài và khi tổn thương quá nặng, khiến răng số 7 bị hỏng, không thể giữ lại được. Mà răng số 7 chính là răng quan trọng trên cung hàm có chức năng ăn nhai.

2. Gây u và nang xương hàm

Tình trạng nhiễm trùng quanh thân răng hoặc những phần sót lại của quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn dẫn đến sự hình thành khối u xương hàm như K xương hàm, nang thân răng, …. 

3. Viêm lợi trùm, viêm nướu

Trường hợp nếu răng khôn mọc lệch sẽ khiến thức ăn bị nhồi nhét quá nhiều, theo thời gian sẽ khiến nướu bị sưng đỏ, thân răng bị viêm, từ đó gây túi mủ, khiến hàm bị cứng lại và bạn sẽ cảm thấy khó khăn mỗi khi há miệng. Và nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ phá hủy xương xung quanh răng.

Vậy có nên nhổ răng không? Khi nào nên nhổ răng khôn?

Răng khôn thường mọc ở các vị trí không được thuận lợi, nhiều trường hợp xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại mọc ở quá sâu trong hàm. Chính điều này khiến cho việc vệ sinh khó khăn và tạo thuận lợi để các vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu. Và nếu răng khôn không được nhổ bỏ kịp thời sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh. Vậy có nên nhổ răng khôn không?Dưới đây là một số trường hợp nên nhổ bỏ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng xảy ra:

  • Nhổ răng khôn khi răng mọc gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, u nang, đau làm ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Thức ăn giắt vào vào khe giữa răng khôn và răng bên cạnh cũng nên nhổ bỏ đi nhằm ngăn ngừa biến chứng, ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Răng khôn khi mọc có đủ chỗ, không bị nướu và xương cản trở nhưng không có răng đối diện để ăn khớp khiến răng khôn trồi dài, hàm bị lở loét, … tốt nhất nên nhổ bỏ đi.
  • Răng khôn bị sâu răng học có bệnh nha chu thì nên nhổ bỏ.
  • Răng khôn mọc bình thường nhưng hình dạng dị dạng, bất thường khiến thức ăn bị nhồi nhét với răng bên cạnh dẫn đến sâu răng, viêm nha chu răng thì cũng nên nhổ bỏ.
  • Răng khôn là nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến răng miệng khác.

Insert Image

Răng khôn thường mọc ở các vị trí không được thuận lợi

Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng nên nhổ răng khôn, người bệnh hoàn toàn có thể giữ lại răng không trong một số trường hợp sau:

  • Răng không không ảnh hưởng đến cấu trúc quan trọng như: dây thần kinh, xoang hàm, ….
  • Người mắc các bệnh mạn tính như: đái tháo đường, rối loạn đông cầm máu, bệnh tim mạch, ….
  • Răng khôn mọc bình thường, mọc thẳng và không kẹt với nướu và mô xương, không gây biến chứng.
  • Với những trường hợp được bác sĩ nha khoa chỉ định giữ lại răng khôn, người bệnh nên dùng chỉ nha khoa và bàn chải mềm để làm sạch.

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Để tránh cảm giác đau đớn và nhanh chóng hồi phục sau khi nhổ răng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Uống thuốc kê theo đơn của bác sĩ theo đúng liều, đúng thời gian.
  • Tuân thủ mọi theo mọi chỉ định của bác sĩ nha khoa.
  • Không sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu không được bác sĩ đồng ý.
  • Nếu thấy hiện tượng chảy máu bất thường, kéo dài cần đến thăm khám lại tránh nhiễm trùng, ngăn ngừa biến chứng.
  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Insert Image

Sau khi nhổ răng khôn nếu thấy chảy máu bất thường thì nên khám lại

Hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên nhổ răng khôn hay không để tránh những biến chứng, những hệ lụy không tốt. Nếu cần tư vấn bạn có thể liên hệ đến Chingo Dental để được đội ngũ chuyên gia chia sẻ và giải đáp kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *