Bệnh nha chu – Cùng Chingo Dental tìm hiểu chi tiết

Benh Nha Chu Chingo Dental

Bệnh nha chu là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Bệnh này có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thực tế không phải ai cũng có thể hiểu rõ được hết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Chingo Dental tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh này nhé.

1. Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu chính là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng gây viêm nướu và xương xung quanh răng theo nhiều chuyên gia phân tích. Giai đoạn đầu, nướu có thể bị sưng lên và có thể bị chảy máu. Và tình trạng này nếu để lâu sẽ tiến triển nhanh thành viêm nha chu, lúc này nướu răng sẽ bị bong, thậm chí là mất răng.

Benh Nha Chu Chingo Dental 1

Ảnh 1: Bệnh nha chu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng

Bệnh này xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu nhóm người trưởng thành vẫn chiếm số đông. Bệnh nha chu là căn bệnh xếp đầu trong danh sách các tình trạng sức khỏe răng miệng nguy hiểm nhất hiện nay.

2. Vậy dấu hiệu cảnh báo bệnh nha chu là gì?

Thường thì nướu răng khỏe mạnh có màu hồng và chắc, nếu bỗng nhiên nướu trở nên sưng đỏ, đôi khi thấy chảy máu và mềm, thì rất có thể bạn đã mắc bệnh nha chu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số biểu hiện thất thường đó là:

  • Khi tay chạm vào nướu gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Nướu chuyển thành bầm tím.
  • Khoảng cách giữa các răng đột ngột gia tăng.
  • Thân răng dường như có cảm giác dài hơn bình thường.
  • Giữa nướu răng và răng hình thành mủ.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa đều bị chảy máu.
  • Răng rung lay khiến cho việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn.
  • Cảm giác có vị kim loại ở trong miệng.

Benh Nha Chu Chingo Dental 3

Ảnh 2: Một số triệu chứng của bệnh nha chu

Nếu bạn gặp một trong các dấu hiệu bất thường như trên ở răng và nướu, vậy hãy liên hệ đến bác sĩ nha khoa để thăm khám kịp thời.

3. Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Tình trạng vi khuẩn tích tụ trên răng hình thành mảng bám răng hay còn gọi là vôi răng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh nha chu. Theo thời gian, vô răng sẽ phát triển dọc theo đường viền nướu khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, tạo điều kiện khiến vi khuẩn phát triển và bám trên răng. Do vậy nếu bạn không sớm loại bỏ những mảng bám này sẽ gây viêm nướu và lâu dần trở thành viêm nha chu.

4. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu

Bệnh nha chu tiến triển từ sự hình thành của các mảng bám trên răng, nhưng đôi khi cũng có thể phát triển từ một số yếu tố như sau:

Do thay đổi nội tiết tố nữ

Trong giai đoạn mang thai, tuổi dậy thì, mãn kinh, hàm lượng hormone nữ thay đổi, vô tình làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nha chu.

Do thói quen hút thuốc lá thường xuyên

Hút thuốc lá thường xuyên không chỉ góp phần gây nên các vấn đề về răng miệng, nướu mà còn làm giảm hiệu quả điều trị. 90% người mắc bệnh nha chu có thói quen hút thuốc lá.

Do mắc bệnh tiểu đường

Cũng theo các bác sĩ nha khoa cho biết thường những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu hay viêm nha chu cao hơn người khác.

Mắc HIV/AIDS

Tình trạng viêm nhiễm trùng nướu xảy ra ở những người gặp phải tình trạng sức khỏe mà nguyên nhân do hệ miễn dịch của họ suy giảm.

Mắc Ung thư

Sự xuất hiện của các tế bào đột biến, các phương pháp điều trị trong ung thư như xạ trị, hóa trị, … gây khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nha chu.

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Trong nhiều trường hợp, một số loại thuốc mà chúng tôi kể tên dưới đây có thể gây tác dụng phụ, và là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nướu răng, bao gồm:

  • Thuốc làm giảm tuyến nước bọt
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Do di truyền

Thực tế trong một số trường hợp, các bệnh nướu răng có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

5. Giải đáp thắc mắc bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Bệnh nha chu kéo dài không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn khiến một số bệnh lý trở nặng hoặc nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Gây đột qụy.
  • Các vấn đề liên quan đến hô hấp.
  • Bệnh động mạch vành.
  • Đối với người có bệnh nền đái tháo đường sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Phụ nữ mang thai bị bệnh nha chu có nguy cơ sinh non, làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ khi chào đời.

6. Tìm hiểu một số biện pháp điều trị bệnh nha chu đang được áp dụng hiện nay

Tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh nha chu mà có nhiều giải pháp điều trị khác nhau để người bệnh lựa chọn, cụ thể như sau:

Thực hiện phương pháp điều trị không cần phẫu thuật

Với những trường hợp bệnh nha chu chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng, ở dạng nhẹ thì người bệnh có thể thực hiện thủ thuật điều trị không xâm lấn như sau:

  • Chà chân răng: là một thủ thuật trong y khoa giúp chân răng được làm nhẵn, ngăn chặn vi khuẩn bám lên răng gây hình thành mảng bám.
  • Lấy cao răng: việc loại bỏ mảng bám trên răng, các vi khuẩn tích tụ trên bề mặt và nướu bằng các dụng cụ nha khoa, laser hoặc sử dụng sóng âm.
  • Uống thuốc kháng sinh: vi khuẩn chính là nguyên nhân gây bệnh nha chu, bởi vậy mà sử dụng kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả tốt trong giúp kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.

Sử dụng các thủ thuật điều trị xâm lấn

Nếu bệnh nha chu tiến triển nhanh mà các phương pháp điều trị không xâm lấn không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ là giải pháp cuối cùng để bạn lựa chọn.

Dưới đây là một số loại phẫu thuật để điều trị bệnh nha chu:

  • Ghép mô mềm: phương pháp này sẽ lấy mô từ vòm miệng để lấp vào phần nướu đã bị tổn thương và bị mất do bệnh nha chu.
  • Ghép men răng: việc mảng bám làm mòn men răng khiến răng bị yếu, do vậy mà nha sĩ sẽ thực hiện ghép men răng từ xương tổng hoặc xương được hiến tặng.
  • Ứng dụng men răng tái sinh: bác sĩ nha khoa tiến hành đặt một loại gel chứa các protein có trong men răng vào chân răng mà có nướu bị viêm. Việc bổ sung những protein sẽ kích thích xương và mô mềm tại khu vực này phát triển.
  • Giảm độ sâu của túi nha chu: bác sĩ nha khoa tiến hành rạch một hoặc nhiều đường nhỏ ở nướu nhằm giúp chân răng bị lộ, giúp quá trình cạo vôi và chà chân răng dễ dàng hơn.

Benh Nha Chu Chingo Dental 2

Ảnh 3: Điều trị bệnh nha chu không cần phẫu thuật

Với những thông tin chia sẻ hữu ích trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ được phần nào về bệnh nha chu rồi nhé. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc  nào liên quan đến căn bệnh này, xin hãy liên hệ ngay đến Chingo Dental để được giải đáp cụ thể.

NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ – CHINGO DENTAL

b4NVxEyqFAJUBhoy6gW9lxztaOxWuCG1v8eJDlAj66ISHFtlGvT0U6EYteRd8i2cQ1Jbiff7ydomlUiWAmFJ22FEvCmKm9hQklsr5PWlADuYEUyZ2He1ZZ zQygobURXvy kztj

CS1: Số 558, Đường Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 09780.09780 – 0901.058.558

CS2: Số 22, Đường Lê Hồng Phong, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Hotline: 0916.01.9696 – 09.31.32.66.22

Giờ mở cửa: 8h – 21h Tất cả các ngày trong tuần ( T2 – CN)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *