GÓI CHĂM SÓC NHA TẠI CHINGO DENTAL
1. Gói chăm sóc răng 1: Trám răng
a) Trám răng là gì?
Trám răng là phương pháp điều trị với mục đích phục hồi chức năng cho răng bị mất cấu trúc do mòn, nứt vỡ, sâu. Đây cũng là phương pháp được sử dụng để phục hồi sau các điều trị nha khoa khác.
Trám răng có tác dụng gì
Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các vật liệu khác nhau để bù đắp cũng như tạo hình lại phần mất của răng. Việc phục hồi răng được thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp, điều này phải phụ thuộc vào vị trí, kích thước của phần khiếm khuyết.
Hiện nay, có nhiều loại vật liệu khác nhau để phục hồi răng như: amalgam, vàng, GIC, nhựa composite, … Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp lâm sàng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn vật liệu. Cùng với đó là các yếu tố để đánh giá như: độ rộng vết sâu, vị trí, chi phí…
b) Những trường hợp nào nên áp dụng phương pháp trám răng?
Trám răng là phương pháp phù hợp với nhiều đối tượng, giúp tiết kiệm chi phí cho người thực hiện. Nhưng không phải ai cũng có thể trám răng, dưới đây là một số trường hợp nên thực hiện trám răng:
Sâu răng: là bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do chăm sóc răng miệng không sạch sẽ. Sâu răng phát triển quá mức sẽ phá hủy men răng và theo thời gian sẽ gây hỏng tủy răng. Và nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời có thể sẽ khiến việc đau nhức lan rộng và nặng nhất sẽ hỏng toàn bộ răng.
Chấn thương răng: Nếu không may răng bị gãy hoặc vỡ do tai nạn làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, thì phương pháp trám răng được coi là phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, đối với trường hợp răng bị mẻ chút ít mới có thể áp dụng việc trám răng được.
Mòn răng: Thói quen khi ngủ không đánh răng hoặc nghiến răng sẽ khiến cổ răng bị mòn. Nhằm khắc phục được tình trang này, nha sĩ sẽ trám một lớp vào vị trí mòn răng để bảo vệ răng.
2. Gói chăm sóc răng 2: Tẩy trắng răng
a) Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng bằng công nghệ Laser Whitening
Đây là phương pháp nha khoa để lấy đi các sắc tố nâu, vàng,….ở ngà răng và men răng, giúp răng trắng sáng. Nhưng đây không phải là cách làm cho răng trắng sáng tuyệt đối. Bởi vì mức độ cải thiện của răng còn phụ thuộc vào màu sắc gốc của răng và tình trạng răng miệng
Tẩy trắng răng hiện nay có hai cách đó là:
- Tẩy trắng răng tại cơ sở nha khoa: Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thuốc tẩy kết hợp với năng lượng ánh sáng như đèn Plasma, đèn Laser, … để tẩy trắng răng.
- Tẩy trắng răng tại nhà: Sử dụng máng tẩy và thuốc tẩy.
b) Tẩy trắng răng có hại không?
Tẩy trắng răng là phương pháp phổ biến để làm thay đổi màu sắc của răng. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Nhìn chung, tẩy trắng răng được coi là phương pháp an toàn mà không làm hại men răng, không làm thay đổi cấu trúc răng.
Bạn hãy tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo kết quả được tối ưu. Nếu bạn tẩy trắng tại nhà thì nên có sự chỉ định cũng như giám sát của bác sĩ nha khoa.
Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc bên ngoài không rõ nguồn gốc. Bởi vì điều này có thể sẽ dẫn đến các bệnh lý răng miệng.
Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm màu, nguyên nhân mà kết quả tẩy trắng răng ở mỗi người cũng khác nhau.
Vì sao nên tẩy trắng răng
Tuy nhiên, độ trắng vẫn có thể giảm dần theo thời gian. Tẩy trắng răng là phương pháp mà ai cũng có thể thực hiện được, trừ một số trường hợp như sau:
- Những ai đang mắc bệnh răng miệng như: hở cổ chân răng, mòn cổ răng, răng sâu, viêm nha chu.
- Người dị ứng với thuốc tẩy trắng răng.
- Trẻ em dưới 16 tuổi. Thành phần trong thuốc tẩy trắng răng có thể gây kích thích tủy răng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú. Hoạt chất trong thuốc tẩy trắng răng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
3. Gói chăm sóc răng 3: Lấy cao răng
a) Cao răng là gì?
Cao răng còn gọi là vôi răng. Đây thực chất là những mảng bám được tích tụ lâu ngày. Bị vôi hóa do các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt.Và những mảnh vụn thức ăn theo thời gian sẽ trở nên cứng và bám vào bề mặt răng.
Có 2 loại cao răng bao gồm cao răng thường và cao răng huyết thanh. Trong đó cao răng thường luôn có màu vàng nhạt hoặc màu trắng đục. Cao răng bám trên bề mặt răng và nướu sau một thời gian sẽ gây ra viêm nướu.
Cao răng sẽ gây chảy máu nướu. Nếu không điều trị kịp thời, máu ngấm vào mảng cao răng, cao răng chuyển thành màu nâu gọi là cao răng huyết thanh.
Nên lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng
b) Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu: Mảng bám và cao răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu, viêm nha chu. Lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám và cao răng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp bảo vệ nướu răng khỏe mạnh.
- Bảo vệ răng chắc khỏe, tránh sâu răng: Cao răng là nơi tích tụ của vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh axit, gây sâu răng. Lấy cao răng giúp loại bỏ cao răng, giúp răng chắc khỏe, tránh sâu răng.
- Cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng: Cao răng làm răng xỉn màu, mất thẩm mỹ. Lấy cao răng giúp răng trắng sáng, đều màu hơn.
Nhược điểm:
Lấy cao răng có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:
- Ê buốt răng: Ê buốt răng là một tác dụng phụ phổ biến của lấy cao răng. Nguyên nhân là do trong quá trình lấy cao răng, nha sĩ có thể làm lộ ngà răng, khiến răng nhạy cảm hơn. Tình trạng ê buốt răng thường chỉ kéo dài trong 1-2 ngày và sẽ tự khỏi.
- Chảy máu nướu: Chảy máu nướu cũng là một tác dụng phụ phổ biến của lấy cao răng. Nguyên nhân là do trong quá trình lấy cao răng, nha sĩ có thể làm tổn thương nướu. Tình trạng chảy máu nướu thường chỉ kéo dài trong vài ngày và sẽ tự khỏi.
b) Những trường hợp chỉ định lấy cao răng
- Người có dấu hiệu của bệnh viêm nướu, viêm nha chu.
- Người bị hôi miệng.
- Người bị đau nhức răng, ê buốt răng.
- Người có răng bị sâu
c) Lấy cao răng có đau không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Lấy cao răng thực chất là một kỹ thuật tương đối đơn giản. Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ hỗ trợ để tách mảng bám cao răng khỏi bề mặt của răng mà không hề tác động đến men răng.
Lấy cao răng là kỹ thuật không gây đau nhức, an toàn mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như: viêm nướu, viêm nha chu, lợi sưng đỏ thì khi lấy cao răng sẽ ê buốt và đau hơn.
Ngoài ra, với trường hợp lấy cao răng ăn tận sâu dưới nướu, khi thực hiện lấy cao răng, nha sĩ sẽ phải giải phóng nướu. Bước này gây ra hiện tượng chảy máu nướu khiến bạn hơi đau.